THẤY GÌ TỪ VỤ ÁN OAN SAI CHO TÙ NHÂN NGUYỄN THANH CHẤN

Rate this post

CÂU TRUYỆN THẦY BÓI XEM VOI TRONG ĐIỀU TRA ÁN

XỬ ÁN OAN SAI CHO TÙ NHÂN CHUNG THÂN NGUYỄN THANH CHẤN

Vụ án mạng chấn động Bắc Giang năm 2003

Đêm 15/8/2003 xảy ra vụ giết người tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan, sinh năm 1972. Sau khi tiến hành điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố bị can và áp dụng biện pháp tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn từ ngày 28/9/2003. Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm và Tòa án nhân dân tối cao xử phúc thẩm đã tuyên ông Chấn phạm tội “Giết người”, xử phạt mức án chung thân. Ông Nguyễn Thanh Chấn phải chấp hành hình phạt tù chung thân tại Trại giam Vĩnh Quang, Bộ Công an. Điều đặc biệt là trong hồ sơ vụ án thể hiện ông Nguyễn Thanh Chấn ra tự thú, tự nhận là người đã giết chị Hoan, nhưng lời khai nhận tội liên tục thay đổi và khi kết thúc điều tra thì bắt đầu phản cung.

Bắt đầu từ phiên tòa sơ thẩm, ông Nguyễn Thanh Chấn đã kêu oan, tố cáo việc bị bức cung, nhục hình. Nhiều nhân chứng xác định tình trạng ngoại phạm cho ông Chấn. Trong suốt quá trình chấp hành hình phạt, ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền kêu oan liên tục trong nhiều năm, nhưng không có kết quả.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ánh sáng cuối đường hầm

Ngày 09/7/2013, bộ phận tiếp nhận thông tin thuộc Phòng Tiếp nhận và thu thập thông tin tội phạm (Phòng 1) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao tiếp nhận đơn “Kêu oan” được đánh máy với nội dung rất ngắn gọn (khoảng hơn 200 chữ) rằng tôi là Nguyễn Thị Chiến có người chồng đã bị Tòa án nhân dân tối cao xử phúc thẩm và y án chung thân hiện đang ở Trại giam Vĩnh Quang (tỉnh Vĩnh Phúc), chồng tôi bị oan. Dòng thông tin duy nhất có giá trị trong lá đơn này là: “Hiện nay, tháng 6/2013, gia đình tôi có biết thêm chứng cứ mới cực kỳ quan trọng liên quan đến vụ án. Do vậy, tôi làm đơn này khẩn cấp kêu cứu cho chồng tôi…”.

Đọc xong lá đơn, kinh nghiệm nghề nghiệp khiến các cán bộ của Phòng 1 cảm thấy có điều gì đó rất không bình thường. Căn cứ theo nội dung của lá đơn thì rõ ràng vụ án này có uẩn khúc gì đó và những chứng cứ mà gia đình mới có được rất quan trọng, hay vì sợ lộ nên họ không dám viết trong đơn. Sau nhiều ngày suy xét, cần phải gặp gỡ trực tiếp người viết đơn để tìm hiểu thêm.

Vào một ngày cuối tháng 9, chị Chiến được chị Thân Thị Hải (người thân của gia đình) đưa lên gặp lãnh đạo Phòng 1, đồng thời mang theo tất cả các tài liệu có liên quan, gồm: Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm, cáo trạng, văn bản trả lời về việc không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và một số lá đơn đã viết trước đây. Nhìn người phụ nữ ốm yếu, nói năng lủng củng và liên tục khóc, anh em Điều tra viên (ĐTV) của Phòng 1 không khỏi xúc động. Người trình bày lại một cách tường tận nhất là chị Thân Thị Hải. Sau khi nghe chị Hải, chị Chiến trình bày và nhận lại số tài liệu đó, lãnh đạo Phòng 1 động viên gia đình và hứa sẽ xác minh, làm rõ trong thời gian sớm nhất.

Sau này, chị Chiến kể lại: “Ra khỏi cổng CQĐT của VKSND tối cao ở phố Ngô Tất Tố, cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chị Thân Thị Hải và Nguyễn Thị Chiến thấy như từ trong đường hầm bước ra ngoài trời sáng. Mười năm nay, họ đã mang đơn đi khắp nơi nhưng đáp lại chỉ có sự im lặng, thậm chí còn bị xua đuổi. Nay đến một Cơ quan điều tra, được mọi người tiếp đón, giải thích, động viên và quan trọng nhất là lời hứa sẽ điều tra, xác minh, trả lời gia đình trong thời gian ngắn nhất”.

Nhận tập hồ sơ từ chị Chiến, các Điều tra viên của Phòng 1 nghiên cứu và phát hiện ra những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thu thập và đánh giá chứng cứ, giải quyết vụ án trước đây. Bản bào chữa của Luật sư cũng nói về những thiếu sót trong quá trình điều tra và điều dễ nhận thấy ngay là luật sư đã phát hiện ra những vi phạm trong quá trình tố tụng… Tiếc rằng, việc bào chữa của Luật sư không được ai quan tâm.

Hành trình phá án

Ngay sau buổi làm việc, Điều tra viên Trần Hùng Mạnh đã báo cáo với lãnh đạo Phòng 1 và đồng chí Lại Viết Quang, Phó Thủ trưởng CQĐT nội dung vụ việc với nhận định: Có dấu hiệu oan, sai đối với ông Nguyễn Thanh Chấn và có dấu hiệu hung thủ của vụ án là một người khác. Vấn đề là phải kiểm tra tính có căn cứ của nguồn thông tin do bà Nguyễn Thị Chiến cung cấp.

Ngày 30/9/2013, tổ công tác của Phòng 1 được cử đi Bắc Giang để xác minh. Trong quá trình liên hệ công tác tổ công tác gặp rất nhiều khó khăn, không ai có thể tin được vào những thông tin mới xuất hiện, việc ông Chấn kêu oan chẳng qua là bản chất của tội phạm thường hay ngoan cố. Khi đó, tổ công tác cũng mới biết Công an tỉnh Bắc Giang đã xác minh lại những thông tin do gia đình bà Chiến cung cấp, nhưng không thay đổi bản chất của vụ án, thủ phạm vẫn là Nguyễn Thanh Chấn. “Các anh nên quay về, đừng mất công vô ích, thằng này kêu 10 năm nay rồi, thiếu gì việc để các anh làm. Chẳng lẽ các anh không tin tưởng cả một hệ thống tố tụng của tỉnh, vụ này cấp trên xem lại nhiều lần rồi”. Điều tra viên Trần Hùng Mạnh kể lại: “Dù có thế nào vẫn phải xem bản chất sự thật của nó, người dân không ai người ta dựng chuyện về thủ phạm giết người được. Cần đến tận nơi, vấn đề là để người ta nói thật khách quan”. Để bảo đảm bí mật, tổ công tác đã để xe ô tô lại Ủy ban nhân dân xã và đi xe ôm đến thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Trong vai những người đi mua gỗ, các Điều tra viên gặp gỡ, tiếp xúc với những người dân và thông tin về một người là Lý Nguyễn Chung là có thật và người có thể biết Lý Nguyễn Chung là ai, làm gì vào đêm xảy ra án mạng là bà Lành (mẹ kế của Chung). Chân dung về bà Nguyễn Thị Lành cũng được Tổ xác minh làm rõ và kế hoạch để bà Lành nói ra sự thật đã hình thành.

Ngày 02/10/2013, CQĐT có giấy triệu tập mời bà Nguyễn Thị Lành đến trụ sở để làm việc; nhưng đến đêm 03/10/2013, bà Lành đã gọi điện cho đồng chí Mạnh để cầu cứu, bà Lành nói rằng ông Lý Văn Chúc, bố đẻ của Lý Nguyễn Chung đe dọa giết bà và nhờ giúp đỡ. Ngay sáng sớm hôm sau (ngày 04/10/2013), đồng chí Vũ Đăng Khoa, Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã chỉ đạo một tổ công tác ngay lập tức đi xe về xã Nghĩa Trung đón bà Lành về Hà Nội để đảm bảo an toàn. Đồng chí Vũ Đăng Khoa đã trực tiếp chỉ đạo Công an xã Nghĩa Trung đưa bà Lành đến trụ sở UBND xã để đảm bảo an toàn cho bà Lành đến khi nào cán bộ CQĐT về đến nơi (trong thời gian chờ đợi Tổ công tác đón được bà Lành, đồng chí Thủ trưởng CQĐT rất sốt ruột, lo lắng cứ một lúc lại xuống Phòng 1 hỏi đã sắp về đến nơi chưa).

Khi đón được bà Lành về đến trụ sở CQĐT, các Điều tra viên Phòng 1 đã động viên để bà yên tâm, trấn tĩnh tinh thần, tại đây bà Lành đã kể lại sự việc: Đêm xảy ra án mạng, Chung về nhà quần áo dính máu, hai bố con nói chuyện bằng tiếng dân tộc và sáng sớm hôm sau Chung bỏ về Lạng Sơn. Sau này thì bà nghe Chung thú nhận đã giết chị Hoan. Ông Chúc đe dọa nếu bà Lành nói ra thì sẽ giết bà. Việc này bà chỉ kể lại với ông Hiền là bố đẻ, nay già yếu sắp chết. Tối hôm đó, sau khi làm việc xong, các Điều tra viên dẫn bà đi ăn cơm và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ an toàn cho bà Lành.

Sáng 05/10/2013 (thứ 7), tổ công tác của Phòng 1 gồm 3 đồng chí đưa bà Lành về Bắc Giang; tại đây, các đồng chí đã làm việc với Công an xã, chính quyền thôn, lập biên bản đảm bảo về tình hình chính trị, tư tưởng đối với ông Chúc. Đến lúc này, các Điều tra viên mới công khai việc điều tra và chính thức lấy lời khai. Khi tổ công tác làm việc với ông Lý Văn Chúc, lúc đầu ông Chúc không hợp tác, tỏ thái độ rất kích động, chống đối CQĐT quyết liệt, thậm chí đe dọa sẽ tự tử chết ngay… Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Điều tra viên đã khéo léo, thuyết phục và ông Chúc đã xác nhận những thông tin bà Lành nói là sự thật. Ngay trong đêm xảy ra án mạng, đến sáng Chung đã về Lạng Sơn và từ đó trốn đi Tây Nguyên, như vậy nhất định gia đình của Chung ở Lạng Sơn không thể không biết việc của Chung. Nhưng họ đều là anh em ruột thịt của Chung, làm thế nào để họ nói sự thật? Nhiệm vụ thực sự là khó khăn nhưng các Điều tra viên quyết tâm lên đường.

Tại sao xảy ra vụ án oan sai nghiêm trọng?

Ông Nguyễn Thanh Chấn không giết người, nhưng đã bị chụp mũ bởi cơ quan cảnh sát điều tra, truy tố tội giết người và bị kết án tù chung thân. Nguyên tắc điều tra tội phạm là phải thu thập bằng chứng vừa hỏi cung, thu thập tang chứng vật chứng và dựng lại hiện trường. Nhưng đã không thực hiện đúng quy trình điều tra xét xử, nên để xảy ra vụ oan sai thế kỷ.

Nguyên nhân:

–  Cơ quan cảnh sát điều tra đã không tìm hiểu hết mọi đối tượng, thành phần liên quan đến người bị hại. Khi hỏi cung thì dọa nạt, cưỡng bức người bị điều tra, ông Chấn đã quá sợ nên phải khai bừa

– Không thực hiện giám định hiện trường một cách chi tiết, bài bản, luôn chủ quan chụp mũ người khác theo ý chủ quan của người điều tra

– Các kiểm soát viên điều tra và luận tội đã thiếu tính toàn diện, không logic trong suy xét tội, mặc nhiên tin tưởng bên điều tra, chỉ có bằng chứng gián tiếp không đủ căn cứ kết tội

– Luật sư bảo vệ quyền lợi người bị hại đã không trách nhiệm hoặc thiếu lương tâm, không xem xét thấu đáo sự việc, tìm hiểu kỹ lưỡng lời kêu oan của ông Nguyễn Thanh Chấn

– Hội đồng xét xử thiếu tính chuyên nghiệp, bỏ qua nguyên tắc cơ bản trong tuyên án, đó là chứng cứ chủ quan (hỏi cung), khách quan và diễn biến quá trình phạm tội phải thật sự logic và khách quan. Hội đồng xét xử đã thiếu trách nhiệm trong quy án cho người phạm tội

Tóm lại: Con voi đã bị sờ từng phần sai như sau

+ Cảnh sát điều tra: sờ chứng cứ sai, điều tra theo kiểu ép cung, chưa tìm thấy bằng chứng khách quan

+ Viện kiểm soát: luận tội chỉ dựa theo chứng cớ hỏi cung (nhận tội ép) của cơ quan điều tra, chưa căn cứ vào chứng cứ khách quan (hung khí, nhân chứng trực tiếp, ghi hình ảnh trực tiếp…)

+ Luật sư bào chưa: thiếu tỷ mỉ, chưa đặt tính phản biện cho người bị điều tra

+ Chủ tọa Quan tòa: tuyên án khi chưa đủ các bằng chứng logic và chắc chắn, chưa nhìn tổng thể sự việc (quan sát cả con voi), chỉ tin theo các thầy bói khác sờ sai sự thật/.

Chia sẻ bài viết
.
.
.
.

Cảm ơn Quý khách đã tin dùng chúng tôi, để sử dụng sản phẩm hãy điền thông tin liên hệ dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ lại để xác nhận