Thứ ba, 16/04/2024 05:17 (GMT+7)

dự báo đột quỵ

BỆNH NẶNG THÊM VÌ UỐNG QUÁ NHIỀU THUỐC

5/5 - (1 bình chọn)

NGƯỜI BỆNH UỐNG THƯỜNG XUYÊN 15 LOẠI THUỐC

Bác sĩ kể chuyện thật: TS.BS.Nguyễn Duy Nhất

Bệnh nhân nữ 62 tuổi, bị đái tháo đường 15 năm, đường máu có lúc cao 20 mmol/l, một năm nay đã phải tiêm Insulin 30/70 ngày 2 lần sáng chiều. Kèm theo rối loạn mỡ máu, tăng Cholesterol, Trigricerid, LHL – Cholesterol và giảm HDL – Cholesterol. Khoảng 5 năm nay người bệnh bị thêm tăng huyết áp, HA thường mức 160/100 mmHg, uống thuốc Amlodipin 5mg kết hợp Coversyl 5mg. Cách đây 3 năm người bệnh bị thiếu máu cơ tim cục bộ, phải đặt 3 Stend động mạch vành, từ đó thường xuyên duy trì Clopidogrel 75mg, 3 tháng đầu sau đặt Stent uống thêm Aspirin 81mg và Omebrazol 20 mg để bảo vệ dạ dầy.

Khoảng 6 tháng gần đây bệnh nhân mệt mỏi nhiều, hay lo lắng, ngủ kém, tâm trạng buồn phiền. Một tuần nay người bệnh rất mệt mỏi, lo lắng, ngủ kém; đang dùng tổng cộng 15 loại thuốc hàng ngày, do các bác sĩ tim mạch, nội tiết, thần kinh kê đơn ở các bệnh viện chuyên khoa lớn của Hà Nội kê đơn: 

  • Điều trị đái tháo đường: dùng 2 loại thuốc là Insulin 30/70 tiêm 30 UI, tiếm sáng 15 UI, chiều 15UI; kèm thêm Glucophase 850mg ngày uống 2 viên.
  • Điều trị tăng huyết áp và chống tắc mạch vành sau đặt stent: gồm 7 loại thuốc là Amlodipin 5mg, Coversyl 5mg (viên Coveram 5/5mg), Indapamid 2,5mg, Betaloc 25mg, Trimetazidine 35mg; chống kết tập tiểu cầu Clopidogrel 75mg; bảo vệ dạ dầy bằng Omebrazol 20mg.
  • Thuốc hạ mỡ máu: gồm 2 loại thuốc Crestor 20mg và Fenofibrat 145mg
  • Thuốc thần kinh và tâm thần: gồm 3 loại Sulpirid 50 mg ngày 2 viên, Diropam 50mg uống 1 viên, Betasec 16mg ngày 4 viên.
  • Thuốc bổ: vitamin B6 và Magnesi

Thầy bói xem voi trong Y học

Hậu quả là người bệnh càng uống thuốc càng mệt, đến mức không thể chịu nổi, người bệnh đã phải tìm đến tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn để khám và tư vấn thêm. Theo đánh giá của chuyên gia, người bệnh có nhiều bệnh kết hợp, việc dùng riêng thuốc cho từng bệnh như trên thì không sai, nhưng gộp tất cả cá thuốc theo từng chứng bệnh, gộp các mặt bệnh để điều trị cùng lúc thì không ổn, người bệnh phải dùng quá nhiều loại thuốc, bệnh không những chưa ổn mà còn gây mệt mỏi và nhiều biến chứng cho gan, máu, tâm thần khác…

Chuyên gia đã sàng lọc, xác định thuốc nào là cấp thiết phải dùng (đái tháo đường, tăng HA), thuốc điều trị chứng mất ngủ và lo âu (dùng nguyên Olanzapin 2,5mg tối), kèm thêm Homo BQ giúp ổn định huyết áp, giảm huyết áp, bổ dưỡng cho tim, cải thiện vi tuần hoàn, điều hòa đường máu và mỡ máu, bổ chung cho cơ thể. Chỉ sau 5 ngày uống 5 loại thuốc chính người bệnh khỏe hơn hẳn ngủ được, HA rất ổn định mức 140/85 mmHg.

Như vậy bài học lớn trong câu truyện thầy bói xem voi ở đây là gì:

Nếu mỗi bác sĩ chuyên khoa chỉ sờ riêng chuyên khoa của mình, cho đủ các thuốc theo các chứng bệnh và những mặt bệnh, xét về chỉ định dùng thuốc không sai nhưng chưa đúng với người bệnh. Điều đó thể hiện sự chưa toàn diện, chưa giỏi của bác sĩ, còn phiến diện (sờ từng phần) khi thực hành khám bệnh và kê đơn thuốc.

Homo BQ

Homo BQ giúp ổn định huyết áp, dự phòng đột quỵ não

Bác sĩ khi kê đơn, nếu người bệnh có nhiều mặt bệnh kết hợp thì phải xác định xem bệnh gì là nguy hiểm, thuốc bắt buộc phải dùng thì ưu tiên phải dùng. Các thuốc chỉ hỗ trợ hoặc kiểm soát nguy cơ, không ảnh hưởng trực tiếp đến bênh ngay như hạ mỡ máu, bổ tim, thuốc bổ… thì cân nhắc dùng sau. Mặt khác khi chọn thuốc nên tìm loại thuốc nào dùng có nhiều tác dụng trên nhiều chứng bệnh hoặc mặt bệnh (ví dụ Homo BQ) hoặc thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế  men chuyển, vừa giúp kiểm soát huyết áp, vừa cải thiện chức năng thận, giảm nguy cơ phì đại thất trái./.

Thầy bói xem voi

Thầy bói xem voi trong y học

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

   zalo call